Friday, November 7, 2008

Một số hình ảnh hóa thạch ammonite






Hóa Thạch (theo wikipedia)

Hóa thạch là những di tích và di thể (xác) của sinh vật được bảo tồn trong đá, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của của ngành sinh vật học... Trải qua một thời gian dài tồn tại của Trái đất, đã có rất nhiều sinh vật từng sinh sống. Những sinh vật này sau khi chết, xác hoặc những dấu vết của các họat động sống là những chứng cứ được lưu giữ lại, theo sau một thời gian xác của chúng bị phân hủy (thối rữa), chỉ những bộ phần cứng như vỏ xương hoặc cành cây... được bao bọc bởi các trầm tích vật và trải qua quá trình hóa thạch để trở thành đá, nhưng vẫn giữ lại được những hình thái kết cấu (thậm chí một vài chi tiết nhỏ cấu tạo bên trong) đồng thời những dấu vết hoạt động của những sinh vật thời kỳ đó cũng được bảo lưu như vậy.

Nguồn gốc tên gọi "hóa thạch" trong tiếng Anh, từ "fossil" bắt nguồn từ latinh "fossilis" với nghĩa là "đào lên".

Lịch sử nghiên cứu hóa thạch

Trong những ghi chép còn để lại từ xa xưa, có một nhóm học giả người Hy Lạp đã rất ngạc nhiên trước những di tích tồn tại của cá, vỏ sò và một vài dạng sinh vật biển được tìm thấy ở trên núi và sa mạc. Năm 450 trước công nguyên Herodotus đã đề cập tới sa mạc Ai Cập và cũng khẳng định rằng ở đó trước đây một phần bị bao phủ bởi biển Địa Trung Hải, năm 400 trước công nguyên Aristoteles tuyên bố: "hóa thạch là do vật chất hữu cơ tạo thành, nhưng hóa thạch bị ép vào trong tầng nham thạch là do một tác dụng làm mềm trong vỏ trái đất gây ra". Một học trò của ông là Theophrastus năm 350 trước công nguyên cũng đã đưa ra được một vài hóa thạch của các dạng sinh vật, nhưng lại cho rằng hóa thạch do trứng và hạt của cây trong lớp nham phát triển mà thành ....

0.Strabo (63-20 trước công nguyên) cũng chú ý đến những hóa thạch của các sinh vật biển tìm thấy dưới lớp đất dưới đáy.

0.Trong gia đọan đen tối của thời kỳ trung cổ, con người có nhiều cách lý giải khác nhau về hóa thạch. Có người cho rằng đó là hiện tượng kỳ bí của thiên nhiên hoặc đó là sản phẩm của ma quỷ tạo ra để mê hoặc con người. Những lời đồn đại mê tín và sự cấm đoán của các tôn giáo đã cản trở việc nghiên cứu hóa thạch vài trăm năm. Mãi đến đầu thế kỷ 15 là thời kỳ khởi nguồn cho việc phổ biến và tiếp thu những kiến thức về hóa thạch, con người đã hiểu rằng hóa thạch là tàn tích của những sinh vật trước kia, nhưng vẫn cho rằng đó là những dấu vết của cuộc đại hồng thủy được ghi trong thánh kinh. Các nhà khoa học và các nhà thần học đã tranh cãi nhau suốt 300 năm sau đó. Đến thời kỳ phục hưng có một vài nhà khoa học đầu tiên mà tiêu biểu là Leonardo da Vinci (1452-1519) đã đề cập tới hóa thạch và đã kiên quyết phủ nhận việc liên quan của hóa thạch với đại hồng thủy, và cũng đã phủ nhận ý kiến cho rằng hóa thạch chỉ xuất hiện ở trên núi cao, họ cũng tin rằng hóa thạch là chứng cứ của những sinh vật cổ đại và cũng cho rằng

0.Biển Địa Trung Hải trước đây đã bao phủ toàn bộ nước Ý trước đây khi đáy biển lên xuống do các họat động địa chất hình thành lên bán đảo Italy.

0.Xác của sinh vật cổ đại vẫn được lưu giữ lại trong bề mặt đáy biển .

Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 đã hình thành lên được một cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu hóa thạch và tạo lên một môn khoa học. Từ đó đến nay hóa thạch thường phát hiện chủ yếu tại tầng nham trầm tích ngoài biển. Khi các trầm tích vật như đá vôi, vụn cát, vỏ xương của động vật bị đè nén rồi kết dính với nhau tạo thành nham, và tạo lên một phần nham trầm tích mặt biển (seafacies). Rất hiếm gặp hóa thạch xuất hiện trong các nham núi lửa và nham biến chất (metamorphic rock) bởi vì:

0.Nham núi lửa ở trạng thái trước đó là dạng nóng chảy và không tồn tại sự sống.

0.Còn Nham biến chất đã trải qua những biến đổi rất lớn mà thành khiến cho hình dạng ban đầu của hóa thạch trong đó hầu như bị phá hủy và không còn lại nguyên vẹn. Tuy vậy nếu như may mắn còn được giữ lại trong lớp nham trầm tích một vài hóa thạch thì đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ động thực vật thuộc thời kỳ đó mà thôi.

Bằng việc kiểm chứng những điều kiện khắc nghiệt trong quá trình hình thành lên hóa thạch cũng dễ hiểu vì sao những vết tích còn lưu lại trong lớp nham trầm tích (sedimentary rock) cũng chỉ là một bộ phận rất nhỏ còn sót lại từ những sinh vật thuộc thời kỳ trước .

 

Điều kiện hình thành hóa thạch

Mặc dù một sinh vật có thể hình thành lên hóa thạch hay không đều được quyết định bởi rất nhiều những nhân tố, nhưng có 3 nhân tố cơ bản nhất:

0.Sinh vật nhất thiết phải có những bộ phận cứng khó phân hủy như xương, vỏ răng và gỗ.... sau đó ở vào một điều kiện vô cùng thuận lợi cho dù là những sinh vật mềm yếu như côn trùng hoặc sứa cũng có thể tạo hình thành lên hóa thạch.

0.Sinh vật khi chết phải được bảo vệ để tránh khỏi những tác động phá hủy, nếu như các phần cơ thể của nó bị nghiền nát hoặc bị ăn mòn thì khả năng tạo thành hóa thạch của sinh vật không thể thực hiện được.

Sinh vật cần thiết phải được chôn xuống và bao phủ bởi những vật chất có thể giúp nó chống lại những điều kiện khắc nghiệt có thể khiến nó bị phân rã. Xác của những sinh vật ở biển thường rất dễ hình thành hóa thạch. Bởi vì xác sinh vật biển chết sau khi lắng xuống đáy biển bị cát phủ lấp, cát trong những niên đại địa chất sau đó sẽ biến thành đá vôi (limestone) hoặc diệp thạch (schist), những trầm tích vật (sediment) nhỏ không dễ làm tổn hại đến xác của sinh vật.


Đá trầm tích và những sò ốc hoá thạch

Thank Mr Le Quang for your picture 
Những con ốc hoá thạch 

Friday, October 31, 2008

Mỏ đá Black Pearl - Thái Lan







Khai thác mỏ đá xà cừ - Na uy


Ky thuat khai thac mo da (mở mong)

Mo da Blue Pearl (Xa cu xanh) - Na Uy





Saturday, September 27, 2008

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÁ

Không phải loại đá nào cũng có độ nguyên khối cao và khai thác dễ dàng - Khai thác đá đen tại An Khê, Bình Định.
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đá thường bao gồm:

a)    Kích thước khối đá 

b)    Bề mặt đá

c)    Tính thẩm mỹ

A.            Kích thước khối đá 


Mục tiêu đầu tiên của hoạt động khai thác mỏ đá ốp lát là sản xuất đá khối, vì vậy trữ lượng và cấu tạo địa chất là hai yếu tố rất quan trọng. Điều kiện lý tưởng là mỏ có thể sản xuất được các khối đá có kích thước từ 6-8 m3 với kích thước 2,7-3,0m  x  1,8-2,0m  x 1,4-1,6m. Thực tế một số mỏ đá do kết cấu địa tầng có vân, tựa, sọc hoặc kích thước từng viên đá nhỏ (đá basalt) nên không thể có được khối đá lớn lý tưởng để có thể chế biến những láp đá có kích thước 2,8m x 1,8m. Trong trường hợp khác, để tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên, các mỏ đá còn sản xuất những khối đá có kích thước tận dụng. Đối với các khối đá không có đủ 3 cạnh có kích thước đủ yêu cầu thì có thể cháp nhận 1 cạnh có kích thước nhỏ hơn để có thể chế biến được láp đá đạt yêu cầu. Trong trường hợp khối đá có nhiều cạnh kích thước nhỏ cũng có thể được chấp nhận và thông thường các nhà sản xuất sử dụng cưa đĩa để xẻ đá.








Saturday, September 13, 2008

Một số hình ảnh về ứng dụng của Đá


Publish Post
Đá granite đỏ Bình định và đá marble Thanh hoá ốp tường, chỉ phào tại công trình The Manor

Đá cubic lót sân tại chợ Tân Biên 
Đá granite làm len tường trang trí 
Lavabo rửa tay bằng đá 
Đá Granite ốp lát hồ bơi 

Sunday, August 17, 2008

Một số ứng dụng ốp lát đá trong xây dựng


Đá tự nhiên được sử dụng chính trong các ứng dụng sau:

-       Sử dụng trong ngành xây dựng

-       Nghệ thuật tôn giáo và tín ngưỡng

-       Phục hồi công trình

-       Đồ thủ công mỹ nghệ

-       Điêu khắc

-       Làm mộ…

1.  ỐP LÁT TRONG NHÀ

Đá marble, đá phiến, đá vôi cứng, thạch anh và đá granite thường được sử dụng để ốp cầu thang, nền nhà, lối đi.

2.  ỐP  LÁT NGÒAI TRỜI

Đá xanh, đá granite và một số đá do lửa tạo thành khác có sức bền, chịu đựng được các lọai thời tiết, sức kháng mòn tốt. Chúng ta có thể đối chiếu với phương pháp thử nghiệm trong tài liệu ASTM C-241 về độ chống nứt gãy khi sử dụng đá cho những nơi dành cho người đi bộ. Lọai đá này có the bị trơn trượt khi ướt vì vậy sau đây là một vài phương pháp thường được áp dụng để xử lý: dùng dụng cụ, dùng lửa, dùng cát, natural cleft.

3.  LÁT ĐÁ GRANITE CHO ĐƯỜNG PHỐ (đôi khi đá xanh cũng được sử dụng)

Đá này được sử dụng vì độ kháng mòn và sức chịu đựng thời tiết tốt.

Đá tự nhiên ở ngưỡng cửa, các bệ cao

- Op đá cho lối đi của các trung tâm thương mại, thềm nhà hay nhằm che đi đường thóat nước mà người ta thiết kế cho nước mưa hay nước tuyết tan. Đá hoa cương không trơn thường được chọn để ốp trong trường hợp này.

 Op cho những nơi cần chịu nặng: đá khối, bệ cửa, mái vòm, nhịp cầu thang, khung cửa. Nếu ốp trong nhà thì người ta hay chọn lọai đá chịu lực cao., nếu ốp bên ngòai thì người ta không những chọn lọai đá chịu lực cao mà còn đòi hỏi nó phải ít thấm nước, không nứt gãy cũng như chịu được các lọai thời tiết.

 Op cho những nơi không phải chịu lực: bên ngòai, tường, hiên, cột, mặt dưới mái vòm, chân tường và ngưỡng cửa. Nếu ốp bên trong thì yếu tố thẩm mỹ chi phối việc chọn đá. Nếu ốp bên ngòai thì đòi hỏi lọai đá phải ít thấm nước, độ nứt gãy ít và chịu đựng được thời tiết.







Friday, August 8, 2008

Hình ảnh một số loại đá xây dựng

Đá xanh (Bluestone) - Thanh Hóa 
Đá marble Trắng vân gỗ - Nghệ An
Đá Granite Vân mây - Quảng Ngãi 

Đá Slate - Việt Nam 

Đá cát kết (sa thạch) - Ấn độ 
Đá Onyx Xanh - Pakistan 

Saturday, August 2, 2008

PHÂN LOẠI THƯƠNG MẠI - ĐÁ XÂY DỰNG

1ĐÁ GRANITE

Là lọai đá có kết cấu hạt thô, trung bình, hoặc nhỏ mịn do nham thạch núi lửa tạo thành từ thạch anh, fenspat và mica kết hợp với một số khoáng chất khác. Đá granite đa dạng về màu sắc, độ đồng màu và độ cứng cao, có các màu như hồng, đỏ, xám, xanh lam,  xanh lá cây, nâu, nâu đậm, đen và màu hỗn hợp.

2.  ĐÁ MARBLE

Là lọai đá do quá trình tinh thể hóa biến chất tạo thành từ khóang chất carbon (calcite hoặc dolomit) hay từ xecpentine, có độ bóng cao. Mức độ màu sắc và độ mịn đa dạng. Đá marble được chia làm 4 nhóm:

NHÓM A:

Là nhóm đá cẩm thạch có màu sắc và chất lượng hòan hảo không có lỗi địa chất.

NHÓM B:

Tương tự như nhóm A nhưng chất lượng kém hơn, có lỗi tự nhiên, bị giới hạn về độ bám và độ dính.

NHÓM C:

Nhóm đá có chất lượng không ổn định: lỗi rạn nứt và bị rỗng địa chất, có vân và vết cắt. Đây là một số tiêu chuẩn thực tế nhằm hòan thiện những điểm lỗi này như sử dụng nhựa polyester, phủ expoxy và một số phương pháp khác khi cần.

NHÓM D:

Tương tự như nhóm C nhưng tỉ lệ lỗi tự nhiên cao hơn, chất lượng không ổn định hơn cũng sử dụng phương pháp hòan thiện sản phẩm như trên nhưng đòi hỏi công phu hơn. Nhóm đá marble này có nhiều màu sắc có giá trị cao được dự dụng để trang trí những vị trí quan trọng.

- Đá marble dolomit chứa hơn 40% carbone magiê.

- Đá marble dolomit chứa từ 5%-40% carbone magiê.

- Đá marble travertine- có lớp bị tổ ong

- Đá Xecpentine ( thường gọi là đá da rắn) là lọai đá được tạo thành phần lớn từ khóang chất Xecpentine (thủy hợp silicate magie), màu đá từ xanh cho đến xanh đen, thông thường nó được giả vân bằng cách dùng calcite và với dolomite hoặc magie hoặc kết hợp cả hai.

- Đá Onyx – trong mờ, nhìn chung cấu tạo từ  calxit có tinh thể kín có màu lam, vàng, nâu và xanh lá cây.

3 . ĐÁ CÁT KẾT

Lọai đá trầm tích do cát hạt cát từ mịn đến trung bình kết hợp có tối thiểu 60% silica tự do, mức độ màu sắc từ xám nhẹ cho đến vàng  và nâu. Giá trị thương mại cũng đa dạng:

Đá xanh: Các hạt mịn, dầy, cứng kết thành, màu xám xanh đen hoặc xám xanh lam

Đá nâu: Đá trầm tích do các hạt trung bình, dầy kết thành có màu nâu đen đặc trưng cho đến màu nâu đỏ.

4.  ĐÁ VÔI

Đá trầm tích phần lớn hình thành từ  các hạt calcite, hóa thạch họach các mảnh sò vỡ.

Mức độ màu sắc từ xám nhạt, nâu cho đến nâu nhạt.

5 . ĐÁ XANH

Đá kết cát biến chất mịn, mức độ màu sắc từ bóng xanh da trời, xám, xanh lá, da bò và màu đỏ nhưng bề mặt có các màu ngẫu nhiên như  màu hợp kim, màu vàng, màu nâu.

6.  ĐÁ SLATE

Đá hạt mịn dễ chẻ, màu xám, đen, tím, xanh lá, đỏ và nâu.

7 . ĐÁ PHIẾN

Đá chứa thạch anh feldspar biến chất có một số khóang chất tiêu biểu như mica hoặc chlorit. Lọai đá này dễ dàng chẻ mỏng.

  

Wednesday, May 28, 2008

CÁC LOẠI ĐÁ TỰ NHIÊN (TIẾP)


Trên: Đá biến chất marble trắng Nghệ An 
Dưới: Sơ đồ hình thành đá trầm tích
 2. Đá trầm tích (đá cát kết, đá vôi, travertine) là lọai đá có chủ yếu ở biển hoặc ở hồ hình thành từ xác của các lòai động thực vật lâu năm không phân hủy hay là do sự vận chuyển và lắng đọng của các lọai đá.
Tất cả các loại đất đá khi lộ ra trên mặt đất đều chịu tác động của các nhân tố gió, nước và sinh vật. Kết quả là đá bị phá hủy. Một bộ phận hòa tan tạo thành dung dịch lỏng, bộ phận khác tạo thành những mảnh vụn có kích thước khác nhau. Các mảnh vụn và dung dịch này trôi theo nước mưa, gió... lắng đọng. Đá trầm tích được tạo thành qua quá trình tích tụ của các phần tử trầm tích được không khí, nước đá, các dòng chảy mang đến. Trong quá trình hình thành lớp đá trầm tích, trọng lượng đá tạo nén thành các lớp rắn khác nhau và các chất lỏng ban đầu được chiết xuất ra ngoài.
Đá trầm tích là thông tin quan trọng thể hiện lịch sử trái đất. Nó cung cấp cho chúng ta những hóa thạch của các thực vật và động vật cổ. Thành phần đá trầm tích cho chúng ta thấy được các thành phần nguyên thủy của đá. Sự khác biệt của các lớp trầm tích cũng chỉ ra những thay đổi của môi trường theo thời gian. Đá trầm tích có khả năng giữ được các hóa thạch vì không giống như đá núi lửa hay đá biến chất, nhiệt độ và áp suất trong quá trình lắng đọng không phá hủy phần còn lại của các hóa thạch.
Đá trầm tích phủ trên bề mặt trái đất có diện tích lớn Tuy nhiên tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 5% lớp vỏ ngoài. Như vậy lớp đá trầm tích chỉ là một lớp mặt mỏng phủ trên lớp đá núi lửa và đá biến chất.
3 . Đá biến chất (marble, serpentine, onyx, slate, quartzite, gneiss) là các lọai đá hình thành từ đá trầm tích hoặc các lọai đá được tạo thành dưới tác dộng của nhiệt độ cao, áp lực lớn hay do phản ứng hóa học với macma, bị biến đổi mãnh liệt về thành phần, tính chất. Trong các loại đá biến chất, đá marble là loại đá được ứng dụng rộng rãi trong ốp lát và trong ngành xây dựng.
Marble là loại đá được hình thành do sự biến chất của các loại đá vôi, đá carbonate hay đá dolomit. Quá trình biến chất tái tinh thể hóa các loại đá trầm tích này để thành các vân tinh thể đá xen kẽ lẫn nhau. Nhiệt độ và áp suất để hình thành đá marble thường phá hủy toàn bộ các hóa thạch và vân đá nguyên thủy.

Đá marble trắng là kết quả của sự biến hóa các đá vôi có độ tinh khiết rất cao. Những xoáy, vân đá của những đá marble có màu sắc khác nhau là do nhiều loại kháng chất khác nhau hình thành như đất sét, cát, oxit sắt… thường có nguồn gốc là những hạt hay lớp đá trong đá trầm tích.

Tuesday, May 27, 2008

CÁC LOẠI ĐÁ TỰ NHIÊN

Trên: Một góc núi đá Granite đen ở miền Trung 
Dưới: Đá Granite Vàng Bình Định 
Căn cứ theo cấu tạo địa chất của đá, người ta thường phân làm 3 loại đá chính: Đá trầm tích, đá biến chất và đá núi lửa.

1. Đá do núi lửa tạo thành - Còn gọi là đá Igneous  (granite, syenite, diorite, gabbro, andesite và basalt) là lọai đá hình thành từ dòng nham thạch núi lửa phún trào.
Hầu hết các nham thạch được hình thành từ phần trên của lớp vỏ trong của trái đất với nhiệt độ vào khoảng 600 – 1600 oC.
Khi nham thạch nguội đi, các khoáng chất nóng chảy được tinh thể hóa từng phần ở các nhiệt khác nhau. Phần lớn thành phần hóa học của đá bao gồm các chất silicon, oxygen, nhôm, sodium, potassium, calcium, sắt, và magnesium, các chất này kết hợp tại nên khoáng chất silicat.
Đá núi lửa chiếm khoảng 5% lớp vỏ ngoài trái đất nhưng có trữ lượng rất ẩn lớn dưới lớp mỏng các loại đá trầm tích và đá biến chất.


Monday, May 26, 2008

Lịch sử hình thành đá

Dòng nham thạch núi lửa - Một nguồn hình thành đá 
Một núi đá ở Italy 

Đá là vật liệu thể rắn có kết cấu gồm một hay nhiều loại khoáng chất thiên nhiên hình thành. Khoáng chất trong đá chính là các khoáng chất thể lỏng và thể khí cấu tạo nên trái đất. Trái đất được hình thành từ một khối lượng khổng lồ các khoáng chất lỏng và khí nguội dần và đông đặc thành một khối cứng. Do ảnh hưởng của áp suất, lớp vỏ trái đất được hình thành và những khoáng chất nặng chìm xuống sâu thành nhân trái đất. Lớp vỏ trái đất dày lên và cọ xát với lớp nhân bên trong. Các tinh thể và các thể rắn được phát triển dưới lớp vỏ trong quá trình này, khi lớp vỏ gĩan nở và vỡ ra, nhiệt độ và áp suất trong lòng trái đất đẩy các khoáng chất rắn lên bề mặt trái đất hình thành các địa tầng. Thời gian hình thành các địa tầng mất hàng trăm triệu năm. Các mỏ đá đang khai thác hiện nay nằm trên các địa tầng này.

Ngoài ra, đá còn được hình thành qua quá trình bồi lắng và tích tụ các dòng chảy, quá trình silicat hóa các chất hữu cơ (đá trầm tích) hoạc do tương tác của điều kiện đặc thù áp suất, nhiệt độ mà tạo thành (đá biến chất).

Sunday, May 25, 2008

Hello Đá Việt

Núi đá ở Phú Yên 
Đá là một loại vật liệu tự nhiên gần gũi, quen thuộc với tất cả chúng ta. Đá được hình thành như thế nào? Có bao nhiêu loại đá? Đá Việt Nam ở vị trí nào trên bản đồ đá thế giới?... Vô số những câu hỏi làm chúng ta băn khoăn. Blog Đá Việt sinh ra trong hy vọng có thể cung cấp một vài thông tin như vậy 
Hôm nay là khởi đầu.